Tiết diện dây cáp điện tính như thế nào

Khi chúng ta muốn lắp đặt một thiết bị nào đó thì bạn cần phải biết lựa chọn dây dẫn như thế nào cho phù hợp với thiết bị bạn sử dụng, nếu không sẽ gây ra tình trạng quá tải, cháy nổ, rất nguy hiểm đối với bản thân cũng như nhà xưởng sử dụng thiết bị đó, vậy thì để là một kỹ sư điện giỏi , điều đầu tiên đó là bạn phải biết cách tính tiết diện dây cáp điện

Tìm hiểu tiết diện dây cáp điện là gì

Các bạn tìm đến được bài viết này thì cũng biết tiết diện là gì rồi đúng không nào, nhưng mình cũng phải nói sơ qua cho các bạn chưa nắm rõ tiết diện dây cáp điện là gì . Tiết diện này đơn giản là một mặt cắt ngang của sợi dây dẫn

Thông thường bạn thấy những vật tư dây cáp điện, họ thường ký hiệu ” Dây cáp điện CV 16mm2 CADIVI ” thì mình cũng giải thích rõ luôn

+ CV có nghĩa là 1 lớp các điện bằng PVC polyvinyl clorua và ruột là đồng nguyên chất , ngoài ra còn rất nhiều loại như CVV , CXV ….. v.v , chúng ta sẽ tìm hiểu sau về những ký hiệu khác

+ 16mm2 có nghĩa là tiết diện mặt cắt ngang của dây 16mm2 , còn CADIVI là thương hiệu sản xuất ra, ngoài ra còn có DAPHACO , LIOA ….. Và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác.

LƯU Ý : là phần diện tích này chỉ bao gồm phần MẶT KIM LOẠI của dây, chứ không bao gồm phần vỏ dây các bạn nhé.

Tính toán tiết diện dây cáp điện

Việc tính toán tiết diện dây là một điều quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống cần đấu nối vì vật việc tính toán là một bước không thể thiết trong quá trình lắp đặt thiết bị, sau khi tính toán chúng ta sẽ biết được loại dây nào là phù hợp cho thiết bị nhất, giúp chúng ta tiết kiệm chi phí, cũng như giảm thiểu hư hỏng về sau này và đặt biệt là vấn đề An Toàn như cháy nổ.

Chúng ta thường có 3 cách tính toán tiết diện dây cáp điện, cả 3 cách tính toán đều đúng cả, vì thế bạn có thể chọn một trong 3 cách tính toán mà áp dụng :

+ Tính toán chọn tiết diện dây theo công thức

Để tính toán tiết diện việc đầu tiên cần xác định rõ là bạn sử dụng nguồn điện 1 Pha ( 220v ) hay 3 pha (380v) cho thiết bị

Nếu sử dụng điện 1 pha 220v :

Ta có công thức phổ biến đã học ở phổ thông cho dòng diện 220v 1P

U : Điện 220v

I: Cường độ dòng điện

P : Công suất thiết bị

Cos ( Phi ) = 1 ( bạn có thể cho bằng 1 cho dễ tính nhé )

ĐỀ BÀI : Vậy nếu ta có một máy BƠM có công suất 2200w , Điện Áp 220v, muốn lắp đặt thì phải làm sao ?

Bước 1 : Chúng ta có

Chúng ta chỉ cần lấy Cường độ dòng điện vừa tính ra I ( Ampe ) đem chia cho mật độ dòng điện cho phép (A/mm² ) sẽ được tiết điện

Đối với dây điện lỗi ĐỒNG thì mật độ dòng điện cho phép xắp xỉ 6A/mm2 => 10/6=1.67mm2 ( Chúng ta lấy dây 2.5mm2 cho an toàn )

Đối với dây điện lỗi NHÔM Thì mật độ dòng điện cho phép xắp xỉ 4A/mm2 => 10/4 = 2.5 mm2 ( Chúng ta lấy dây 4.0mm2 cho an toàn )

Nếu sử dụng điện 3 pha 380v :

Ta có công thức phổ biến đã học ở phổ thông cho dòng diện 380v 3P

U : Điện 380v

I: Cường độ dòng điện

P : Công suất thiết bị

Cos ( Phi ) = 0.95 ( bạn có thể cho bằng 0.95 cho dễ tính nhé )

ĐỀ BÀI : Vậy nếu ta có một máy BƠM có công suất 2200w , Điện Áp 380v, 3P, muốn lắp đặt thì phải làm sao ?

Bước 1 : Chúng ta có

Chúng ta chỉ cần lấy Cường độ dòng điện vừa tính ra I ( Ampe ) đem chia cho mật độ dòng điện cho phép (A/mm² ) sẽ được tiết điện

Đối với dây điện lỗi ĐỒNG thì mật độ dòng điện cho phép xắp xỉ 6A/mm2 => 4/6=0.6 mm2 ( Chúng ta lấy dây 1.5mm2 cho an toàn )

Đối với dây điện lỗi NHÔM Thì mật độ dòng điện cho phép xắp xỉ 4A/mm2 => 4/4 = 1 mm2 ( Chúng ta lấy dây 1.5mm2 cho an toàn )

+ Chọn tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn quy định , bảng tra

Theo bảng tra thì bắt buộc bạn cũng phải biết được I (Ampe max) của thiết bị , Thường Ampe Max của thiết bị được in tên thông số kỹ thuật thiết bị

Chúng ta kết hợp AMPE trên thiết bị và bảng bên dưới để tra tiết diện dây cáp điện

+ Tính tiết diện dây dẫn theo kinh nghiệm thi công thực tế

Để tính nhanh giá trị dòng điện, chúng ta có cách tính dựa vào công suất như sau:

Có thể nói đây là cách nhẩm nhanh, cũng khá chính xác trong trường hợp chúng ta muốn chọn nhanh tiết diện dây dẫn điện cho công trình.

  • Với nguồn điện 1 pha thì áp dụng I = 6P
  • Nguồn điện cấp là 3 pha thì chúng ta sử dụng cách tính I = 2P

Với cách nhẩm nhanh này thì đơn vị của I là A và đơn vị tính công suất là kW

Quay lại ví dụ trên ta nhẩm tính thử khi biết P = 20kW, mạng 3 pha.

Khi đó: I = 2P = 2 x 20 = 40A . Tra bảng trên ta suy ra S = 10mm².

Cũng khá chính xác, kết quả chấp nhận được đúng không các bạn.

Với cách tính này, chủ yếu dựa vào tay nghề và thâm niên của người kỹ sư. Vì chúng hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm thực chiến của họ. Do đó, đòi hỏi người áp dụng phương pháp phải am hiểu và có nhiều kinh nghiệm chọn dây thực tế.

Ví dụ như đối với nhà phố thì họ thường bóc dây chính 4 mm² và dây nhánh 2.5 mm², dây cấp cho đèn chiếu sáng tầm 1.5 mm².

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
038.2217.980