Mạ kẽm là gì và quy trình mạ kẽm

Kim loại dạng thép thì rất dễ bị ăn mòn bởi môi trường xung quanh, khi bạn không chống oxy hóa bề mặt thì khoảng một thời gian dài, toàn bộ kim loại sẽ bị ăn mòn và gây ra hư hỏng nghiêm trọng như sụp và đỗ ngã, đặt biệt là ở những khu vực có Cl- cao như gần biển hoặc những nhà máy sử dụng hóa chất clorua, HCl 2.Vì thế mạ kim loại là vấn đề giải quyết được sự thất thoát kim loại , tránh tổn thất tài sản tốt nhất, được áp dụng rộng rãi trong nền công nghiệp hiện nay. Mạ kẽm là một phương pháp bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn xâm thực bởi khí quyên

Mạ kẽm là gì và phân loại mạ kẽm

Mạ kẽm đơn giản là bạn tạo một lớp chống ăn mòn ( Lớp này là kẽm Zn ) trên bề mặt kim loại giúp chống lại khả năng ăn mòn của khí quyển, hen rỉ , ngoài ra còn tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm

Kẽm là loại vật liệu khi được mạ trên bề mặt kim loại sẽ rất khó bong tróc, độ bền cao với bề dày khi mạ từ 15 ~ 40 micromet

  • Lĩnh vực xây dựng: mạ ống nước, đường sắt, các thiết bị ngoài trời, mạ các thiết bị chịu lực
  • Lĩnh vực viễn thông: mạ các cấu kiện trụ anten, thiết bị phụ trợ khác…
  • Trong sản xuất dân dụng: làm đồ trang sức, lư đồng, huy chương, bát đĩa, các vật dụng gia đình…
  • Trong ngành kỹ thuật cao: sản xuất robot, tên lửa…
  • Trong công nghiệp đóng tàu: thường mạ một lớp kẽm lên bề mặt vỏ tàu.
  • Trong các công trình thủy: hiện nay ở Tokyo (Nhật Bản) mạ điện được sử dụng để mạ các trụ cầu của dẫn qua cảng Tokyo, lớp phủ titanium (1mm Ti + 4mm thép tấm).

Để phân loại mạ kẽm thì chúng ta có 3 loại mạ kẽm phổ biến nhất hiện nay

+ Mạ kẽm lạnh

Mạ kẽm lạnh là phương pháp mạ kẽm tương tự như sơn truyền thống là sử dụng máy phun áp lực đưa lớp kẽm lỏng phun vào bề mặt cần mạ và sau một thời gian ngắn, kẽm sẽ bám và khô cứng trên bề mặt kim loại. Trong kẽm lỏng cần phải được pha chế rất kỹ lưởng và sử dụng các chất phụ gia phù hợp mới tạo được một bề mặt cứng và bền

Tùy vào loại vật liệu, kết cấu mà ta áp dụng loại mạ kẽm nào cho phù hợp. Mạ kẽm lạnh ở đây sẽ được áp dụng cho các sản phẩm lớn, và cố định, chúng ta không thể mang chúng đi mạ như những vật tư nhỏ được, bắt buộc chúng ta phải áp dụng mạ kẽm lạnh

Ứng dụng : Cảng biển , Giàn khoan, Cầu đường ……..

+ Mạ kẽm nhúng nóng

Đây là phương pháp đơn giản nhất, là đưa vật tư vào bể kẽm được nung chảy vì phương pháp này sẽ dẫn đến lượng kẽm sẽ bám nhiều lên bề mặt , sẽ dẫn đến bề dày lớp kẽm khá dầy , đảm bảo cho bề mặt chống oxy hóa tốt, cứng và bền , tuổi thọ cao.

+ Mạ kẽm điện phân

Phương pháp này ưng dụng khi ta muốn có 1 lớp kẽm mỏng bám trên bề mặt , mà lớp kẽm này bóng mịn thì bạn sẽ sử dụng phương pháp mạ kẽm điện phân, Phương pháp này làm tăng tính dẫn điện, tính chống ăn mòn , tăng độ cứng cho bề mặt rất tốt

Trong thức tế, công nghệ mạ kẽm điện phân được ứng dụng để mạ cho các lĩnh vực mạ ống nước, đường sắt, các thiết bị ngoài trời, các thiết bị thường xuyên chịu lực. Bên cạnh, mạ kẽm điện phân còn thích hợp để mạ sửa chữa các chi tiết có độ chính xác cao, không làm ảnh hưởng đến tính chất của kim loại gốc, hình dạng, kích thước của chi tiết lúc ban đầu.

Quy trình mạ kẽm căn bản hiện nay

Bước 1 : DEGREASING ( Tẩy dầu mỡ ) : Thường tất cả kim loại trên thị trường đều có dính tạp chất hoặc đầu mỡ , Để cho chất lượng lớp mạ bám tốt trên bề mặt, việc chúng ta cần làm là tẩy dầu mỡ , đem chúng ngâm trong dung dịch tẩy dầu từ 15~20 phút => sau đó đem vớt ra

Bước 2: RINSING (Tẩy rỉ sét ) : Vật tư chúng ta sau khi gia công xong không thể mang đi mạ liền , phải để qua thời gian dài, dẫn đến bị rỉ sét trên bề mặt , Để tẩy rỉ sét bạn cần cho vật tư kim loại vào Axit HCl nồng độ 8 – 15% .

Bước 3 : PICKLING ( Tẩy dầu điện hóa ) : Khi chúng ta tẩy dầu mở thì trên bề mặt có các lỗ li ty cũng còn bám dầu trên đó , để triệt để, cần phải tảy dầu điện hóa, khí sẽ thoát ra trên điện cực làm tách mỡ đảm bảo không còn dầu trên bề mặt

Bước 4: RINSING ( Trung Hòa ) : Chúng ta tiếp tục tảy rỉ sét thêm lần thứ 2 cho vào dung dịch HCL trong khoảng 3 – 20 giây ở nhiệt độ thường.

Bước 5: FLUX SOLUTION ( Xi mạ kẽm ) : Chúng ta tiến hành xi mạ kẽm kim loại , đây là khâu quan trọng nhất, bạn cần phải biết, Lớp mạ kết tinh mịn,tinh khiết cao và bền vững ăn mòn. Khống chế được chiều dày bằng thời gian và mật độ dòng mạ. Mạ được những chi tiết cần chính xác cao, không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết.

Bước 6: DRYING ( Hoạt hóa ) : Hoàn thành công đoạn mạ kẽm, thợ gia công sẽ tiến hành hoạt hóa để tăng độ bóng sáng cho bề mặt sản phẩm.

Bước 7: ZINC BATH (Cromat hóa) : Vật liệu đã xi mạ kẽm nhờ xử lý tăng độ bền ăn mòn của lớp mạ kẽm bằng cromat hóa,mạ kẽm có các màu sáng trắng, vàng cầu vòng, xanh, vàng, đen…

Bước 8: Cooling and Inpection ( Làm mát và kiểm tra) : Sản phẩm sẽ được đưa vào tủ sấy khô sau khi đã được phủ màu cẩn thận. Việc sấy khô giúp màu sắc của lớp xi mạ đồng đều hơn và bề mặt vật liệu bằng phẳng, sáng bóng hơn.Trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng, kỹ thuật viên sẽ dùng máy đo độ dày và quan sát màu sắc của lớp xi mạ một cách kỹ càng. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, chúng ta buộc phải tiến hành xi mạ lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
038.2217.980