Cấp bền bulong inox , ký hiệu ý nghĩa gì ?

Cấp bền của các bulong mạ kẽm thì chúng ta cũng thấy thường xuyên rồi, nhưng không phải lúc nào bulong cũng có các ký hiệu giống nhau, đối với bulong INOX hay Bulong SUS or là Bolt SUS thì sẽ có những ký hiệu khác nhau, mà không phải ai cũng biết, nên bài này cực kỳ cần thiết đối với kỹ sư cơ khí , khi mua bulong inox thì phải đọc được ký hiệu cấp bền bulong inox và hiểu được nó .

Ý nghĩa các con số trên bulong thể hiện cấp bền bulong inox

Như hình trên, chúng ta sẽ có 3 thông số cho một bulong inox

+ Manufacturer’s mark : Đánh dấu ký hiệu của nhà sản xuất

+ Steel group : Nhóm thép và nhóm hợp kim

+ Property Class : Đặt tính cơ học

Cho 1 ví dụ về các ký hiệu trên

Chúng ta phải tìm hiểu các ký hiệu trên để có thể nắm rõ các thông số

  1. Nhóm thép : Chúng ta có rất nhiều loại nhóm thép khác nhau , hiện tại thì có 4 loại thép chính
  • Austenitic ( Ký hiệu trên cấp bền bulong là A ) là loại thép không gỉ thông dụng nhất trong các loại thép chế tạo bulong inox . Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn.
  • Ferritic ( Có ký hiệu trên bulong inox là F ) là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409… Loại này có chứa khoảng 12% – 17% crôm.
  • Austenitic-Ferritic (Duplex) ( Hầu hư không thấy được sử dụng chế tạo bulong inox ) . Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo
  • Martensitic ( Có ký hiệu trong bulong inox là C ) Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối.

2. Nhóm hợp kim và đặt tính cơ học

Ký hiệu nhóm hợp kim thể hiện tính chống ăn mòn của loại hợp kim, thông số thể hiện tính chống ăn mòn sẽ theo tiêu chuẩn ISO3506-1 : 1997 .

Đặt tính cơ học thì sẽ thể hiện giới hạn bền , và giới hạn chảy cũng như các thông số về độ cứng như bài viết về cấp bền bulong mạ kẽm hệ mét và hệ inch

Ký hiệu SS : có nghĩa là Stainless steel ( Thép không gỉ )

Đối với AUSTENITEC SS : thì ta sẽ có các cấp bền bulong inox chống ăn mòn A1 A2 A3 A4 A5 và tương ứng với các đặt tính cơ học là 50 Kgf/mm2 , 70 Kgf/mm2, 80 Kgf/mm2 .

Đối với Martensitic SS : thì ta sẽ có các cấp bền bulong inox chống ăn mòn C1 C3, C4 và tương ứng với các đặt tính cơ học là 50 Kgf/mm2 , 70 Kgf/mm2, 100 Kgf/mm2 , 80 Kgf/mm2

Đối với Ferritte SS : thì ta sẽ có cấp bền bulong inox chống ăn mòn F1 , và tương ứng với các đặt tính cơ học là 45 Kgf/mm2 , 60 Kgf/mm2

Ứng dụng của cấp bền bulong inox trên thực tế

Bu lông inox ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong việc thi công các công trình xây dựng, lắp ghép chi tiết máy công nghiệp, lắp ghép nhà xưởng tiền chế, lắp ráp chi tiết các loại phương tiện như xe máy, ô tô, tàu biển, máy bay, cầu cảng… nói chung, vì những ưu điểm vượt trội của bu lông inox nên nó được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực từ đời sống sinh hoạt dân dụng đến  công nghiệp sản xuất.

Ưu điểm của bulong inox

+ Bulong inox là một loại không thể thiếu trong tất cả các thiết bị sử dụng trong môi trường dễ bị ăn mòn, giúp máy móc hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt là loại bulong không thể thay thế

+ Tính thẩm mỹ cao : Bulong inox luôn sáng bóng, giúp chúng ta sử dụng trong các thiết bị sử dụng hàng ngày, tạo tính thẩm mỹ rất cao

+ Bulong inox cũng có cấp bền rất cao, nên khả năng chịu lực cao, không thua gì bulong mạ kẽm

+ Dễ dàng gia công

Phân biệt bulong inox 304 và inox 201 như thế nào ?

Cách 1: Nhìn bằng mắt thường

Nhìn qua 2 sản phẩm ta có thể thấy bulong inox 201 có độ sáng bóng còn bulong inox 304 có độ sáng nhưng hơi tối màu hơn so với inox 201. Sự khác biệt này cũng một phần xác định được đâu là inox 201 đâu là inox 304.

Cách 2: Dùng Nam Châm

Đối với inox 201 thì nam châm sẽ hút nhẹ trong khi inox 304 sẽ không hút nam châm.Bởi vì từ tính của mỗi loại inox khác nhau nên có thể sử dụng cách này để phân biệt.

Cách 3: dùng dung dịch Axit thử inox

Các bạn có thể mua loại axit này tại các cửa hàng  kim khí, cửa hàng phụ kiện inox, cách thực hiện như sau:

  • đầu tiên là các bạn chuẩn bị 2 mẫu bu lông inox 201 và 304
  • Sử dụng dung dịch axit nhỏ lên sản phẩm 1-2 giọt và chờ kết quảkết quả: đối với inox 201 sau 5-10s  thì sẽ cho kết quả màu nâu hoặc màu gạch còn với inox 304 có thể không đổi màu hoặc hơi xanh lá cây.

Cách 4: Test thành phần hóa học tại các trung tâm kiểm nghiệm

Đây là cách chính xác nhất 100% để xác định đâu là inox 304 và inox 201, tuy nhiên cách này có nhược điểm là chi phí kiểm tra cao và thời gian kiểm nghiệm lâu. Bằng cách này có thể phân tích các thành phần hóa học của bu lông, sau đó cho ra kết quả đạt tiêu chuẩn mà kết luận sản phẩm đó có đạt chất lượng inox hay không.

Cách 5: Dựa vào CO, CQ của nhà cung cấp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
038.2217.980