Cách tính chiều dài ren lửng của bulong

Bulong ren lửng cũng như tên gọi của nó, bulong này chỉ có 1 phần ren được gia công trên toàn bộ chiều dài, với mục đích khác nhau mà người cha chọn bulong ren lửng hay bulong ren suốt  . Mình cũng nói sơ sơ ở đây về ưu điểm tại sao người ta lại chọn ren lửng thay vì ren suốt , vì người ta cần bulong dài nhưng khả năng chịu lực tốt, vì khi không taro hết ren thì phần thân phía trên sẽ là phần chịu lực của bulong nhưng để Tính chiều dài ren lửng của bulong thì ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn điều đó .

Cách tính chiều dài ren lửng của bulong

Bulong ren lửng là một loại bulong có 1 phần ren, 1 phần không ren , phần đầu được thiết kế hình lục giác, hoặc lục giác chìm, bulong ren lửng là bulong được ứng dụng nhiều trong thực tế .

Độ dài của phần ren lửng trong loại bu lông này trong thực tế được quy ước chuẩn theo công thức để phù hợp với với các tiêu chuẩn khác trong lắp ghép bulong, cũng như để đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về tính an toàn cho thi công.

Chúng ta có 2 phương pháp xác định được chiều dài ren lửng của bulong 

1.Dựa vào bảng tra

Mình xin giải thích một vài ký tự đặt biệt , Bảng tra bên trên là bảng tra bulong ren lửng từ M3 đến M36 ( Có đầy đủ hết tất cả kích thước của bulong nhé )

DIN931 : Có nghĩa là tiêu chuẩn của bulong ren lửng nha.

Tất cả ký hiệu là có đầy đủ kích thước như bản vẽ nha, nhưng ở đây mình chú ký đến kích thước b : Có nghĩa là chiều dài ren lửng, chúng ta có thể tra theo bảng này bạn nhé

Ví dụ : Chúng ta cần gia công bulong ren lửng M22 với kích thước chiều dài 160mm

Thì chúng ta sẽ lựa chọn b(2) : Chiều dài ren lửng là 56mm

2. Dựa vào phép tính

Tính theo công thức thì chúng ta có các công thức sau, các công thức này sẽ dựa vào kinh nghiệm và tiêu chuẩn để đưa ra công thức như bên dưới

Trường hợp 1 : Chiều dài bulong  L< 125mm R = D x 2 + 6mm
Trường hợp 2: Chiều dài bulong từ 125mm < L < 200mm R = D x 2 + 12mm
Trường hợp 3: Chiều dài bulong từ L > 200mm R = D x 2 + 25mm

R : là chiều dài ren lửng

D: Đường kính ren 

Chúng ta sẽ thử tính toán 2 ví dụ dưới dây để có thể hiểu rõ hơn về cách tính chiều dài ren lửng bulong

Ví dụ 1 : Chúng ta có bulong có chiều dài L=200mm và kích thước ren M24

Vì chiều dài L = 200m nên rơi vào trường hợp số 2

Ta có công thức R = D x 2 + 12mm = 24 x 2 + 12 = 60mm

Ví dụ 2 : Chúng ta có bulong có chiều dài L=120mm và kích thước ren M16

Vì chiều dài L=120mm nên rơi vào trường hợp số 1

Ta có công thức R = D x 2 + 6mm = 16 x 2 + 6 = 38mm

Sau đây chúng ta nói một vài điều về bulong lục giác ngoài ren lửng

Bulong lục giác ngoài ren lửng là loại bulong phổ biến nhất trên thị trường, đa phần chúng ta sẽ sử dụng bulong loại này cho công trình , vì giá thành khá rẻ, ứng dụng tốt, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng bulong này cho công trình, còn tùy thuộc vào dự án, chúng ta bắt buộc phải chọn bulong lục giác chìm ….

Hình dạng của bulong lục giác ngoài ren lửng : Như cái tên của nó đã nói lên hình dạng của nó, ren lửng là như chúng ta nói ở ren, ren chỉ được taro một đoạn R và đoạn R được tính toán theo như công thức ở trên hoặc tra bảng , Lục giác ngoài là đầu bên ngoài có hình lục giác, được gia công với hình dạng lục giác, kích thước đầu lục giác ngoài chúng ta có thể tra bảng ở trên .

Tiêu chuẩn bulong lục giác ngoài ren lửng : Chúng ta có các tiêu chuẩn để sản xuất bulong nhưng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay thì tiêu chuẩn của Đức DIN931 , Ngoài ra chúng ta còn có các tiêu chuẩn khác như Tiêu chuẩn Nhật JIS, Tiêu chuẩn Mỹ ASTM, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN,.. nhưng ít được ứng dụng.

Vật liệu sản xuất các loại bulong : Các loại thép hợp kim: CT3, SS400, C45,….Các loại thép không gỉ: Inox 201, inox 304, inox 310. Ngoài ra, để tăng cơ tính bề mặt, chống gỉ sét bề mặt cho bu lông lục giác ngoài sẽ được xử lý bề mặt bằng một trong số những phương pháp như: Mạ đen, mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng

Ứng dụng của bulong ren lửng

Xây dựng nhà tiền chế, nhà xưởng : Bạn có thấy đa phần trên các cột, đà ngang, dầm nhà tiền chế đều liên kết bằng bulong phải không nào, luôn tạo tính tiện lợi trong việc lắp ráp và tháo dỡ sau này, mặt khác bulong là liên kết chịu lực cực tốt cho các cơ cấu cần độ an toàn cao.

Theo tính toán, trên thực tế khối lượng bu lông sử dụng cho công tác thi công nhà thép tiền chế chỉ chiếm khoảng 1-3% tổng khối lượng sắt thép của công trình, tuy nhiên sản phẩm nhỏ bé này lại có giá trị và ý nghĩa rất quan trọng trong công tác cố định, liên kết các chi tiết – kết cấu của công trình.

Tùy vào vị trí lắp ghép mà ta lựa chọn bulong có cấp bền phù hợp, thông thường là bulong có cấp bền từ 4.6 đến 10.9.

Ứng dụng trong ngành công nghiệp lắp ghép, chế tạo ô tô : Sản xuất, lắp ghép trong ngành cơ khí nói chung, ngành công nghiệp ô tô nói riêng được đánh giá là ngành công nghiệp sử dụng bu lông ốc vít nhiều nhất. Các loại bulong dùng trong lĩnh vực này thường được trang bị lớp mạ chống ăn mòn cực tốt hoặc được chế tạo từ các loại inox chất lượng cao, đồng thời các thông số kỹ thuật về sản xuất cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Ứng dụng trong ngành gỗ : Ngoài các loại bulong thông dụng khác như: Bulong lục giác tròn, bulong lục giác đầu chìm,.. thì bulong lục giác ngoài ren lửng là một loại bulong được dùng rất nhiều trong ngành này bởi khả năng chịu lực tốt, có độ bền cao, ít bị mài mòn, đối với loại bulong làm bằng chất liệu inox thì còn sở hữu tính thẩm mỹ cao.

 

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ÁNH DƯƠNG

12-21 , Khu đô thị Oasis city, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Hotline: 038 221 7980

Website: https://anhduongvina.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
038.2217.980