Tiêu chuẩn tiếng ồn trong công nghiệp

Tiếng ồn là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nghề nghiệp của chúng ta, tiếng ồn luôn có ở xung quanh chúng ta, tác động trực tiếp lên chúng ta, vì vậy bạn cần hiểu rõ tiếng ồn là gì, những quy định tiêu chuẩn tiếng ồn và những biện pháp phòng tránh, nếu bạn là người trực tiếp chịu tác động từ tiếng ồn thì bạn cần hiểu rõ và phòng tránh, nếu bạn là người chịu trách nhiệm quản lý an toàn, tiếng ồn thì bạn cũng cần nắm rõ quy định và lên phương án mua thiết bị an toàn PPE để đảm bảo an toàn cho công nhân tại nơi làm việc.

#1. Định nghĩa căn bản về tiếng ồn trong công nghiệp

Tiếng ồn trong công nghiệp hay tiếng ồn trong sản xuất là tập hợp tất cả âm thanh từ nhiều thiết bị như máy móc hoạt động ( Máy nén khí , máy lạnh, máy sản xuất dây chuyền. quạt hút …. ) hay thao tác của công nhân và các tác nhân khác, gây ra tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép, tạo cho chúng ta cảm giác khó chịu về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe làm việc của người lao động. Thời gian lao động tiếp xúc dài sẽ đẫn đến một số bệnh nghề nghiệp không mong muốn như điếc.

#2. Tiêu chuẩn tiếng ồn trong công nghiệp

Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc theo tiêu chuẩn TCVN 3985 : 1999 (Âm học mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc)  

+ TCVN 3985: 1999 là tiêu chuẩn Việt Nam thay thế TCVN 3985: 1985.

+ TCVN 3985: 1999 do Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 42 “Âm học”   biên soạn.

+ TCVN 3985: 1999  do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị.

+ TCVN 3985: 1999  do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

Phạm vi áp dụng

+ Tiêu chuẩn này quy định mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc chịu ảnh hưởng của tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất và cơ quan.

+ Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mức ồn phát sinh trong quá trình làm việc do các loại máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất phát ra tác động đến người lao động.

Tiêu chuẩn trích dẫn

+ TCVN 3150- 79. Phương pháp đo tiếng ồn tại chỗ làm việc trong các gian sản xuất

+ TCVN 5964-1995. Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính.

+ TCVN 6399:1998 . Âm học. Mô tả tiếng ồn môi trường. Cách lấy dữ liệu thích hợp để sử dụng vùng đất.

Tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá: 

Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8 giờ), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA.

Tiếp xúc trong thời gian 4 giờ liên tục trong 1 ngày  Mức âm cho phép là 90 dBA 
Tiếp xúc trong thời gian 2 giờ liên tục trong 1 ngày  Mức âm cho phép là 95 dBA
Tiếp xúc trong thời gian 1 giờ liên tục trong 1 ngày  Mức âm cho phép là 100 dBA
Tiếp xúc trong thời gian 30 phút liên tục trong 1 ngày  Mức âm cho phép là 105 dBA
Tiếp xúc trong thời gian 15 phút liên tục trong 1 ngày  Mức âm cho phép là 110 dBA 
Thời gian làm việc còn lại trong ca sản xuất  Mức âm dưới 80dBA..

Để đảm bảo điều kiện làm việc nên tham khảo mức âm nêu trong bảng ở phụ lục A   ( Chỉ tham khảo )

Phụ lục A 

Vị trí làm việc

Mức áp suất âm tương đương không quá, [dBA]

Mức âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm [Hz] không quá [dB]

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

1 Tại vị trí làm việc, sản xuất trực tiếp

85

99

92

86

83

80

78

76

74

2   Buồng theo dõi và điều khiển từ  xa  không  có  thông  tin  bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm,  thực  nghiệm  có  nguồn ồn

80

94

87

82

78

75

73

71

70

3 Buồng theo dõi và điều khiển từ  xa  có  thông  tin  bằng  điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ

70

87

79

72

68

65

63

61

59

4 Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch, thống kê

65

83

74

68

63

60

57

55

54

5 Các  phòng  làm  việc  trí  óc, nghiên  cứu  thiết  kế,  thống  kê, máy  tính,  phòng  thí  nghiệm  lý thuyết   và   xử   lý   số   liệu   thực nghiệm

55

75

66

59

54

50

47

45

43

Sử dụng các biện pháp chống ồn nêu ở phụ lục C ( Chỉ tham khảo )

Phụ Lục C

Trong khi thiết kế các máy mới, thiết lập quy trình công nghệ mới, thiết kế sản xuất và vận hành các loại thiết bị cũng như trong quá trình tổ chức các vị trí làm việc (đặc biệt là đối với những cơ sở mới xây dựng) cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm tiếng ồn tại các vị trí làm việc để không vượt quá mức cho phép, ví dụ như:

• Biện pháp kỹ thuật: thiết kế công nghiệp, cách ly, cô lập nguồn ồn, sử dụng quy trình công nghệ có mức ồn thấp, các thiết bị sản xuất có công suất âm thấp.

• Biện pháp âm học xây dựng:  Ví dụ: dùng vật cách âm, vật liệu hút âm.

• Sử dụng điều khiển từ xa, tự động hoá;

• Chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp, giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.

Những người làm việc trong vùng có tiếng ồn cao hơn 85 dBA hoăc thời gian tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá quy định  phải được cung cấp và phải mang dụng cụ phòng hộ lao động cá nhân như nút tai chống ồn, bịt tai chống ồn và phải được tổ chức khám điếc nghề nghiệp định kỳ hàng năm.

#4. Phân loại tiếng ồn trong công nghiệp

Tiếng ồn trong công nghiệp được phân loại theo bảng sau

Tiếng ồn cơ học Sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết máy hay bộ phận máy móc
Tiếng ồn do va chạm Sinh ra do một số quy trình công nghệ.
Tiếng ồn khí động Sinh ra khi hơi chuyển động với vận tốc cao.
Tiếng nổ xung động Sinh ra khi động cơ đốt trong hoạt động.

 

#4. Hậu quả của tiếng ồn gây ra cho người làm việc trực tiếp

+   Lên tim mạch

Gia tăng cường độ tiếng ồn thực sự có thể khiến tim bạn đập loạn nhịp. Tim đập không đều có thể dẫn đến mạch máu bị tắc, đột quỵ hay thậm chí là suy tim. Tiếng ồn làm cho con người cảm thấy bị kích thích, cáu gắt và gây tăng huyết áp. Hậu quả của tiếng ồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của âm thanh:

  • Cường độ tiếng ồn (độ to của âm thanh)
  • Loại âm thanh

+   Hậu quả của tiếng ồn lên não bộ

– Mức áp âm để đạt được năng suất lao động tại các vị trí làm việc khác nhau.

#5. Biện pháp kiểm soát tiếng ồn

– Áp dụng các biện pháp quy hoạch, xây dựng chống tiếng ồn; bố trí khoảng cách, trồng cây xanh, hướng gió thịnh hành.

– Áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn: Hiện đại hoá thiết bị và hoàn thiện các quy trình công nghệ, sử dụng kỹ thuật tự động hoá, điều khiển từ xa.

– Tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ thiết bị máy móc công nghệ.

– Cách ly, bao kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, cách âm phù hợp. Sử dụng các kết cấu, tấm, ống, buồng tiêu âm hiệu quả.

– Bố trí hợp lý thời gian làm việc ở các phân xưởng có nguồn ồn và hạn chế số lượng người lao động tiếp xúc với tiếng ồn.

– Sử dụng hợp lý các phương tiện bảo vệ cá nhân chống tiếng ồn như: nút tai, bao tai chống tiếng ồn có hiệu quả.

– Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng tránh cộng hưởng.

–  Thay thép bằng vật liệu chất dẻo, …; mạ crom hoặc quét sơn lên các bề mặt ít va chạm.

–  Bọc lót các bề mặt thiết bị chịu rung dao động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có ma sát nội dung lớn như cao su, tôn, vòng phớt, …

– Sử dụng bộ giảm chấn bằng lò xo hoặc cao su để cách ly rung động.
– Khám sức khoẻ định kỳ, xác định biểu đồ thính lực cho công nhân để kịp thời phát hiện mức giảm thính lực, các biện pháp xử lý.

– Giảm thời gian làm việc tiếp xúc với tiếng ồn, giữa ca nghỉ giải lao động ở khu vực yên tĩnh. Tổ chức bồi dưỡng giữa cac làm việc để ngăn ngừa bệnh tật và đảm bảo sức khỏe cho người lao động nếu chưa khắc phục hết các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.

–  Hàng năm đo môi trường khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
038.2217.980